Làng nghề thiếu vắng lao động trẻ

21:29, 21/03/2021 [GMT+7]

 

Làng nghề thiếu vắng lao động trẻ
Làng nghề thiếu vắng lao động trẻ

 

Hiện tại, khó khăn lớn nhất tại một số làng nghề truyền thống là không tìm ra người kế tục nghề. Người biết làm nghề thưa vắng dần, chủ yếu chỉ là những người lớn tuổi. Không thu hút được lao động trẻ, đồng nghĩa nhiều làng nghề truyền thống thu hẹp dần. Câu chuyện ở làng ông Táo Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa.

Gắn chặt với đất hơn 20 năm nay, bàn tay của bà Sáng không biết đã tạo ra bao nhiêu bếp lò. Ngày nào cũng thế, bà vẫn không bỏ công việc của mình. Bà là thế hệ thứ 3 sau ông nội và cha của mình gắn bó với làng nghề truyền thống làm bếp lò ở TX.Đông Hòa. Nhưng cứ sau mỗi năm, người già thì nghỉ nghề dần, còn lớp trẻ chẳng ai theo nghề.

Mỗi sản phẩm như thế này cần đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và thành thục của những người tạo ra chúng. Phải mất vài ngày mới hoàn thiện một sản phẩm cho ra thị trường. Vậy mà tính ra mỗi một ngày công cho mỗi thợ chỉ khoảng 100.000 ngàn đồng. Những người trong làng chia sẻ: Làm nghề đã không dễ dàng, thu nhập ổn định lại càng khó. Cũng dễ hiểu, vì sao những người trẻ trong làng chọn rời làng làm chuyện khác để có thu nhập cao hơn.

Cùng với đó đầu ra cho các sản phẩm làng nghề lúc được, lúc không. Bởi vậy, những người có tâm huyết với nghề gặp nhiều khó khăn trong việc giữ nghề. Lớp trẻ không mặn mà với nghề truyền thống nên số hộ còn làm nghề ít dần thấy rõ. Làng nghề truyền thống ông Táo có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa Việt. Nhưng giữ làng nghề lại là câu chuyện khác.

Nhiều năm qua rồi, làng nghể này vẫn chỉ cứ hình ảnh quen thuộc của bà Sáng, chị Thúy, chị Nhiên còn lại với nghề...

Như Thùy