Khai thác hủy diệt – nỗi lo của ngư dân vùng biển

18:31, 08/04/2019 [GMT+7]

 

Khai thác hủy diệt – nỗi lo của ngư dân vùng biển
Khai thác hủy diệt – nỗi lo của ngư dân vùng biển

 

                                                                                                     
Với chiều dài bờ biển gần 200km, vùng biển Phú Yên được xem có giá trị rất lớn trong nuôi trồng đánh bắt  thủy sản. Vậy, những trong thời gian qua, ngoài nạn  khai thác giã cào thì  việc Khai thác hải sản bằng súng điện, hay còn gọi là kích điện đang diễn ra phức tạp. Điều này cũng đồng nghĩa là nguồn lợi hải sản đang dần bị cạn kiệt, tác động tiêu cực đến cuộc sống của ngư dân.

Những người chuyên làm nghề khai thác thuỷ sản trái phép tại Mỹ Quang Bắc, xã An Chấn vừa bị lực lượng biên phòng của Đồn Biên phòng An Hải, huyện Tuy An bắt giữ vào cuối tháng 2.2019 tại vùng biển Tuy An. Với thiết bị kích điện công suất 11CV này, không có loại hải sản nào có thể sống sót trong vòng bán kính vài chục mét vuông. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra ở nhiều vùng biển ven bờ huyện Tuy An thời gian dài, khiến ngư dân bức xúc bởi nguồn lợi bị cạn kiệt.


Thôn Mỹ Quang Bắc, xã An Chấn, huyện Tuy An là nơi có 90% hộ dân sống bằng nghề khai thác hải sản, trong  số này, có hơn 100 hộ làm nghề lặn và thường sử dụng loại phương tiện cấm khai thác là kích điện…,  Rất nhiều buổi tuyên truyền vận động được triển khai. Không ít bản cam kết được ký với các hộm nhưng tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

Trong thời gian qua, lực lượng biên phòng ven biển tỉnh Phú Yên đã xử lý hành chính nhiều vụ sử các dạng nghề cấm để khai thác hải sản trái phép, trong đó, kích điện, bóng Thái Lan là phổ biến nhất. Tại huyện Tuy An có hơn 665 hộ sử dụng bóng Thái Lan để khai thác thủy sản ở các vùng cửa sông, đầm và vùng biển gần bờ, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay là kế sinh nhai vì đa phần không có công ăn việc làm ổn định và sự thiếu ý thức của người dân.

Khai thác hải sản trái phép bằng chất nổ, hóa chất, xung điện là hành vi khai thác tận diệt, hủy hoại nghiêm trọng môi trường sống và sự sinh trưởng của các loài hải sản. Để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng này, việc tuần tra, kiểm soát bắt giữ chỉ là cần thiết, nhưng về lâu dài cần phải có giải pháp tạo điều kiện để những hộ dân này chuyển đổi nghề nghiệp, có thu nhập để ổn định đời sống và từ bỏ hẳn nghề này./.

Lê Biết - Hồng Chiên