Kiểm soát dịch khảm lá sắn

15:23, 02/10/2018 [GMT+7]

 

Kiểm soát dịch khảm lá sắn
Kiểm soát dịch khảm lá sắn

 

Cây sắn- nguồn thu nhập chính của không ít bà con nhân dân các địa phương miền núi trong thời gian qua. Không ít hộ trồng sắn có nguy cơ trắng tay do dịch khảm lá bùng phát, lây lan nhanh trong vụ sắn này. Dù vậy, để kiểm soát và quản lý dịch bệnh phát sinh lại rất khó khăn.

Đã tìm nhiều cách ngăn chặn dịch bệnh lạ xuất hiện trên ruộng sắn của mình, song ruộng sắn của anh Thuân vẫn tiếp tục phát sinh thêm diện tích mới bị bệnh. Mức độ lây lan của dịch bệnh này là rất nhanh...
Gần 3 ha sắn hơn 4 tháng tuổi, mức đầu tư mỗi ha cả chục triệu đồng. Nguồn sống chính của gia đình từ những ruộng sắn này, nhưng, giờ thì gia đình anh không còn hy vọng gì…

Theo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sông Hinh, địa phương có diện tích trồng sắn lớn nhất nhì tỉnh, hiện tại, trên địa bàn huyện có hàng ngàn ha sắn ở nhiều giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Tuy nhiên, trong vụ sắn năm nay, trên địa bàn xuất hiện bệnh khảm lá. Cuối tháng 8 vừa qua, địa phương ghi nhận có 10ha sắn bị bệnh khảm lá. Nhưng sau 1 tháng, trên địa bàn huyện đã có gần 50ha sắn bị dịch khảm lây lan, phát sinh… Nhiều diện tích bị dịch bệnh tấn công mạnh và 70% diện tích này buột phải tiêu hủy. Nhiều diện tích mới phát sinh, nhưng mức độ lây lan rất nhanh khiến người nông dân lo lắng.

Ngành bảo vệ thực vật cũng ghi nhận, tốc độ lây lan hiện nay của dịch khảm trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất nhanh. Trong khi đó, loại dịch bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, người nông dân cần đồng lòng, chung tay cùng các cấp chính quyền thực hiện biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa dịch bệnh phát tán... Có như vậy mới dần đưa cây sắn hồi sinh.

Ngành bảo vệ thực vật xác định, bệnh khảm lá sắn chủ yếu lây qua hai con đường. Thứ nhất là qua hom giống do giống bị bệnh được người dân mua từ các địa phương khác đem trồng dẫn đến lây bệnh vùng trồng sắn của tỉnh. Nguồn lây thứ hai là do bọ phấn trắng từ cây bị bệnh truyền sang cây khoẻ. Trong điều kiện hiện nay có khả năng không tiêu diệt được hết bọ phấn trắng lây truyền bệnh khảm lá sắn. Đối với các diện tích đã nhiễm bệnh khảm lá, người dân nên chuyển sang trồng các loại cây trồng khác để cắt nguồn bệnh, tránh ảnh hưởng cho những vụ sau./.

Như Thùy, An Bang