DUY TRÌ VÙNG NUÔI THỦY SẢN AN TOÀN TRƯỚC DỊCH BỆNH

11:14, 31/08/2021 [GMT+7]

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh tại nhiều khu vực trong đó có các địa phương hoạt động nuôi trồng thủy sản. Để xây dựng được vùng xanh, giữ vững sự phát triển ổn định vùng nuôi trồng thủy sản, các biện pháp đảm bảo an tòan lúc này là nhiệm vụ đặt ra cho các địa phương ven biển.

DUY TRÌ VÙNG NUÔI THỦY SẢN AN TOÀN TRƯỚC DỊCH BỆNH
DUY TRÌ VÙNG NUÔI THỦY SẢN AN TOÀN TRƯỚC DỊCH BỆNH

 

Lần lượt ghe này lấy thức ăn xong, ghe khác mới được vào bến, để đảm bảo giãn cách.Các hộ dân trên bờ không tập trung đông để chế biến thức ăn cho tôm. Bà Ngô Thị Thanh Thúy tận dụng lúc ghe đang chở thức ăn ra lồng để cắt, phân loại thức ăn để đảm bảo khoảng cách an toàn theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Với số lượng gần 4.500 con tôm hùm đang độ thu hoạch, 2.000 con tôm hùm được 2 tháng tuổi, làm thế này cũng chính là cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và đảm bảo vùng nuôi tôm hùm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Phú Yên đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16. Tại vùng nuôi Vịnh Xuân Đài, TX Sông Cầu có hơn 450 hộ nuôi, hàng ngàn lồng nuôi thủy sản, chủ yếu là tôm hùm, mỗi lồng nuôi trị giá tiền tỷ. Một ngày không thể không cho tôm hùm ăn. Nguồn thức ăn được vận chuyển từ các tỉnh khác, trong khi đó, chính những xe vận chuyển thức ăn được xác định là mối nguy lây lan Covid-19. Bởi vậy, chốt kiểm dịch được lập ra trên con đường duy nhất dẫn đến vùng nuôi thủy sản.

Ở thời điểm hiện nay, kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng, bởi khi kiểm soát tốt sẽ giúp hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại và khó khăn cho người dân trong thời điểm này. Ngoài đảm bảo an toàn cho người nuôi trồng, khai thác thủy sản trước dịch bệnh, tăng cường các lực lượng kiểm soát thì các biện pháp xúc tiến thương mại, tạo điều kiện lưu thông vận chuyển sản phẩm thủy sản từ các vùng nuôi, khai thác tới nơi thu mua, tiêu thụ, cũng cần được đẩy mạnh ngay từ thời điểm này.

Đặng Dự