Khó khăn trong duy trì hoạt động các làng nghề truyền thống

09:38, 17/04/2023 [GMT+7]

 

Khó khăn trong duy trì hoạt động các làng nghề truyền thống
Khó khăn trong duy trì hoạt động các làng nghề truyền thống

Phát triển của các làng nghề có ý nghĩa lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về môi trường, tay nghề của người lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Trước đây làng nghề Bánh tráng Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân luôn nhộn nhịp vì sản phẩm bánh tráng dẻo ngon và được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng vài năm gần đây, do sự cạnh tranh gay gắt về thị trường với những lò bánh tráng công nghiệp nên những lò bánh tráng thủ công sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đang dần bị mai một.

Còn tại làng nghề Bún Định Thành, xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, nhìn chung số các thành viên, hộ gia đình tham gia sản xuất, phát triển các sản phẩm tại làng nghề đang ngày càng ít dần, nhiều hộ đã không còn sản xuất thủ công mà đưa máy móc vào để gia tăng số lượng sản phẩm. 

Trong quá trình sản xuất, đa số các hộ đều chưa chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác đảm bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Cũng theo bà Đặng Thị Thủy, Phó GĐ Sở NN&PTNT khó khăn lớn nhất của các làng nghề hiện nay vẫn là việc là tìm thị trường tiêu thụ. Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng cả trong và ngoài nước./.

Như Nguyện