Người tiêu dùng tin dùng hàng Việt - động lực thúc đẩy phát triển kinh tế |
Sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiều loại hàng hóa của Việt Nam đã chinh phục được người tiêu dùng. Nhiều người dân đã dần hình thành văn hóa tiêu dùng các sản phẩm sản xuất trong nước, từ đó góp phần tôn vinh các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Tại tỉnh Phú Yên, hiện nay hàng Việt không chỉ phổ biến ở các chợ truyền thống, mà còn được đưa vào các chuỗi cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn của tỉnh với tỉ lệ cao. Điển hình như tại Siêu thị Mini V'mart, trong số gần 10 ngàn mã hàng, có đến 75% hàng hóa được bán trong là hàng trong nước. Trong đó, nhiều mặt hàng là sản phẩm do địa phương sản xuất và sản phẩm OCOP của tỉnh.
|
||
Còn tại Siêu thị Co.opmart Tuy Hòa - kênh phân phối bán lẻ lớn nhất tỉnh, hiện tỉ lệ hàng Việt Nam được trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng rất cao. Theo ông Phạm Hoàng Hưng, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Tuy Hòa, sau thời gian dài đồng hành và phát triển cùng hàng Việt, đến nay tỉ lệ hàng Việt tại Co.opmart chiếm trên 90% trong cơ cấu hàng hóa. Đặc biệt riêng ngành hàng thực phẩm, hàng Việt chiếm tỉ lệ trên 95%. |
||
Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, hiện nay tại các cửa hàng hệ thống các siêu thị trên địa bàn tỉnh phần lớn hàng Việt Nam đã chiếm ưu thế và được người tiêu dùng lựa chọn nhờ chất lượng, mẫu mã và giá cả rất cạnh tranh so với hàng ngoại. Đặc biệt, công tác bình ổn thị trường đã thực hiện có hiệu quả, các mặt hàng thiết yếu đảm bảo đủ lượng hàng hóa dự trữ, hệ thống phân phối từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt. Cùng với đó, hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng đi vào chiều sâu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối, nhất là thị trường nông thôn. |
||
Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh cho biết, trong thời gian tới tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền cho Cuộc vận động, nhất là ứng dụng nền tảng số trong tuyên truyền; bảo vệ người tiêu dùng, tập trung các hoạt động phân phối, đưa hàng Việt về nông thôn; kết nối tiêu thụ hàng hóa và mở rộng thị trường, hướng hành vi tiêu dùng vào việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt. Đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” một cách chủ động, đúng hướng, kịp thời, phù hợp với tình hình của địa phương; tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. |
||
An Bang, Quốc Hoàn |