Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 26 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04 của Ban Bí thư |
Chiều ngày 16.7, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04-HD/TW, ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc dưới sự chủ trì của các đồng chí Phạm Đại Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Bảo Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy. Tham dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các sở, ngành có liên quan.
Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 26 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04 của Ban Bí thư |
Trong 5 năm qua, tỉnh ta đã quyết liệt trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc đảm bảo kịp thời, vừa nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, vừa có tính nhân văn, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương có vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, có người phạm tội, vi phạm pháp luật là cán bộ, đảng viên.
Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 26 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 04 của Ban Bí thư |
Về nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới, đồng chí Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh và các cơ quan liên quan cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án còn tồn đọng, kéo dài. Rà soát, kịp thời đưa các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào danh mục của cấp mình, kể cả các vụ án, vụ việc dân sự, hành chính, thi hành án dân sự, vụ việc tranh chấp, đơn thư phức tạp để theo dõi, chỉ đạo. Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương phải luôn luôn gương mẫu, nói đi đôi với làm; chủ động phòng ngừa, chấn chỉnh, khắc phục tư tưởng sợ sai, đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực…/.
Đắc Lâm