Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên phát biểu thảo luận tổ về các Dự án Luật |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 19/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về các Dự án Luật: Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Phòng không nhân dân. Đoàn ĐBQH tỉnh đã có y kiến phát biểu thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Quảng Ninh, Bến Tre và Quảng Trị), bày tỏ sự đồng tình, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo phân tích rõ hơn để bảo đảm sự thống nhất và chặt chẽ trong chức năng, nhiệm vụ trong thực tiễn.
Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên phát biểu thảo luận tổ về các Dự án Luật |
Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm 09 chương, 65 điều. Về nội dung, dự thảo Luật bổ sung quy định về phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động cứu nạn, cứu hộ để cụ thể hoá và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013... Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đại biểu Dương Bình Phú - đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, tán thành sự cần thiết ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nâng cao hiệu quả công tác này trong thực tiễn. Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Bình Phú, về quy định quy hoạch xây dựng, lập dự án, thiết kế xây dựng công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới (Điều 13) cần bổ sung trách nhiệm tổ chức thực hiện, thẩm quyền thẩm định, cho ý kiến đối với giải pháp, thiết kế về phòng cháy, chữa cháy trong nội dung quy hoạch; nghiên cứu, bổ sung nội dung quy định phòng cháy đối với cơ sở (Điều 19). Đối với quy định trang bị đối với cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới tại khoản 2 Điều 46: “Hộ gia đình trong phạm vi khả năng, điều kiện tự trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”, đại biểu Dương Bình Phú cho rằng thiếu tính khả thi:
Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên phát biểu thảo luận tổ về các Dự án Luật |
Nhằm góp phần hoàn thiện các quy định, bảo đảm Luật sớm đi vào cuộc sống sau khi được thông qua, đại biểu Lê Quang Đạo - đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên, phát biểu thảo luận, đề xuất, tại Khoản 2, Điều 15 dự thảo Luật, quy định về thẩm quyền huy động lực lượng phòng không nhân dân của người đứng đầu các tổ chức, các doanh nghiệp, cần điều chỉnh cụm từ “huy động nhân lực” thành “huy động nguồn lực”. Bởi, việc huy động nguồn lực mang tính phổ quát, khái quát hơn (có thể huy động nhiều người, phương tiện, cơ sở vật chất, các tổ chức doanh nghiệp…) so với nhân lực.
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 9 tán thành dự thảo Luật Phòng không nhân dân được xây dựng gồm 08 chương với 54 điều, quy định về xây dựng, huy động lực lượng; hoạt động phòng không nhân dân. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục phân tích kỹ, bảo đảm sự thống nhất và chặt chẽ trong chức năng, nhiệm vụ của lực lượng phòng không nhân dân so với lực lượng dân quân tự vệ, cũng như mối quan hệ giữa lực lượng phòng không nhân dân với lực lượng phòng không không quân của quân đội./.
An Bang